18 người của thủy thủ đoàn được trở về nhà sau 21 tháng bị mắc kẹt trên con tàu bỏ hoang của họ. M/V Jinan, IMO 8322844, thuộc chủ sở hữu tại Beirut, Al Jinan Shipping Co., bị bỏ rơi tại cảng Mombasa, Kenya vào tháng 8 năm 2019. Con tàu chở hàng tổng hợp đăng ký tại Zanzibar, Tanzania. Sau các thủ tục tố tụng kéo dài tại tòa án, con tàu được bán làm phế liệu. Thủy thủ đoàn đã được trả 242.872 đô la Mỹ từ số tiền thu được (tương ứng với khoảng thời gian từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020). Ông Betty Makena Mutugi, Thanh tra ITF tại khu vực cho biết: “Tôi vô cùng hạnh phúc vì những thuyền viên này cuối cùng đã được trả lương và trở về nhà an toàn. “Đó là một chiến thắng cho nhân quyền của họ. Nhưng thời gian những người này bị bỏ rơi trên con tàu với điều kiện tồi tệ như một nhà tù, trong khi đó thủ tục pháp lý đã diễn ra chậm chạp. Thật bất công cho họ khi đã bị đối xử tàn tệ hơn tội phạm.” Các thuyền viên không có thị thực nhập cảnh vào Kenya, do đó không được phép rời tàu. Họ hết lương thực, nước ngọt, phải sống dựa vào tổ chức từ thiện để tồn tại. Điều đáng nhấn mạnh là hoàn cảnh đã khiến những người vô tội phải ở trong tình trạng giống như nhà tù gần hai năm. Trên thực tế, những tội phạm bị kết án nghiêm trọng, đối mặt với hình phạt nhưng cũng không phải đến mức như thủy thủ đoàn của con tàu này đã phải chịu đựng. Chi nhánh của ITF, Hiệp hội Thuyền viên Kenya đã làm việc với Thanh tra ITF tại Cảng Mombasa để giúp đưa những Thuyền viên này hồi hương. Công đoàn và Bộ giao thông đã tìm một luật sư hàng hải để thay mặt họ nộp đơn kiện. Vụ kiện bắt đầu từ tháng 9 năm 2020 và kết thúc vào tháng 2 năm 2021. Tòa án yêu cầu bán con tàu theo hình thức đấu giá, thủy thủ đoàn được trả tiền từ các thủ tục tố tụng. Điều này cuối cùng đã được kết thúc trong vài tuần qua. Trong khi sự việc này đang diễn ra, công đoàn với thanh tra ITF và Hiệp hội những người đi biển ở Mombasa đã vận động các đối tác khác hỗ trợ thủy thủ đoàn thức ăn, nước ngọt và điều trị y tế. Kenya đã phê chuẩn Công ước Lao động Hàng hải (MLC 2006). Trong đó đặt trách nhiệm cho quốc gia có cảng, hồi hương thuyền viên từ các tàu trong trường hợp bị chủ tàu bỏ rơi. Khi công ty bảo hiểm và quốc gia tàu treo cờ không thể hoặc không thu xếp được để thủy thủ đoàn trở về nhà. Một câu hỏi được đặt ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm, khi các thủ tục pháp lý có thể mất hàng tháng hoặc hàng năm để giải quyết mọi việc. Trong khi đó, thủy thủ đoàn của con tàu bị bỏ rơi tự hỏi, liệu đến bao giờ họ được trở về nhà? Nguồn: Themaritimepost