NGUY CƠ THƯỜNG GẶP KHI CHẠY TRONG VÙNG BĂNG GIÁ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

 
I. Các nguy cơ khi chạy gần vùng băng nói chung:
1. Khó duy trì độ chính xác hàng hải:
• Hạn chế việc xác định vị trí bằng thị giác do các dấu hiệu lục địa bị phủ tuyết, giảm tầm nhìn;
• Điều kiện sương mù, mây thấp, băng, nói chung gây khó khăn cho hàng hải liên tục;
• Chỉ có thể quan sát mặt trời để dụng phương pháp dịch chuyển đường vị trí, nhưng độ chính xác của đường vị trí đó không đáng tin cậy;
• Không thể quan sát thiên văn vì phía chân trời bị phủ băng và tuyết
• Băng trôi thường rất khó dự báo và bất ngờ;
• Thường quan sát thấy chân trời ảo trên băng vì bị khúc xạ và ảo ảnh (refraction and mirage).
2. Ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị hàng hải:
• Hạn chế việc xác định vị trí bằng thị giác do dấu hiệu lục địa bị phủ tuyết, giảm tầm nhìn;
• Không thể quan sát băng bằng rađa ở các tầm xa thích hợp;
• Các phao tiêu và dấu hiệu nổi có thể nằm thấp hơn băng hoặc bị dịch chuyển khỏi vị trí trong điều kiện băng nghiêm trọng;
• Khó tiến hành hàng hải suy tính (DR) vì la bàn không còn đủ độ tin cậy ở vĩ độ cao. Hơn nữa tốc độ của tàu thay đổi liên tục khi đi vào và chạy trên vùng băng dày đặc;
• Vì thời tiết có thể thay đổi bất thường nên không duy trì được tần suất xác định vị trí;
• Không thể thả và thu tốc độ kế;
• Khó phân tích hình ảnh trên màn hình rađa trong điều kiện có băng;
• Sai số quan sát thiên văn trong vùng băng rất lớn;
• Sử dụng máy đo sâu hồi âm rất thiết thực khi chạy trong vùng băng nhưng số liệu đo biến đổi bất thường và độ tin cậy của nó ở vĩ độ cao rất thấp;
• Khó khăn trong việc nhận dạng địa hình trên rađa vì địa hình bị phủ băng;
• Rađa, GPS và các thiết bị hàng hải khác phải được sử dụng bởi các sỹ quan đầy khi nghiệm đi biển, hiểu biết những khả năng giới hạn của chúng;
3. Các ảnh hưởng đối với tính năng kỹ thuật của thiết bị hàng hải:
• Bộ quét rađa (radar scanner) và anten GPS có thể bị đóng băng;
• Có khă năng sự bám dính băng tuyết trên anten có thể làm giảm tầm xa phát sóng và làm yếu tín hiệu thu nhận;
• La bàn từ mất độ tin cậy;
• Các tinh thể băng bám dính trên mặt la bàn gây khó khăn cho việc quan sát thị giác;
• La bàn con quay mất khả năng chỉ hướng;
• Thiết bị inmarsat ngừng hoạt động khi vượt qua giới hạn, vì vậy thường hay mất tín hiệu;
• Vị trí GPS phải được sử dụng một cách thận trọng;
• Số liệu máy đo sâu hồi âm có thể không chính xác gây nên bởi các lớp băng nằm dưới ki tàu;
• Sử dụng rađa bị hạn chế vì địa hình bị phủ băng (làm thay đổi địa hình);
• Không thể dùng tốc độ kế;
• Sextant thực tế không dùng được vì mây, sương mù và chân trời bị che phủ.
4. Hạn chế việc sử dụng các dấu hiệu hàng hải nổi:
• Các phao tiêu, racon, dấu hiệu hàng hải thả nổi đều được dịch chuyển trong mùa bão để tránh hư hỏng và mất mát;
• Các phao đánh dấu khác bị lấp dưới băng không nhìn thấy được để sử dụng cho hàng hải;
• Các phao có sẵn nằm ở mặt nước rất thấp so với các tảng băng và rất ít được sử dụng;
• Do đóng băng làm cho các phao rất khó phát hiện trên rađa;
• Băng có thể làm mất màu sắc các phao đánh dấu;
• Băng khiến các đèn phản xạ ánh sáng không chính xác;
• Các đèn màu thậm chí có thể trở thành màu trắng;
• Các đèn rẻ quạt do bị đóng băng có thể làm thay đổi chiều rộng góc rẻ quạt;
 
II. Những việc cần làm
1. Thuyền trưởng phải đảm bảo thực hiện các công việc sau đây khi chạy trong gần vùng băng:
• Lệnh tăng cường cảnh giới;
• Trực rađa liên tục;
• Thu nhận càng nhiều thông tin càng tốt về việc phát hiện băng và các cảnh báo hàng hải khác;
• Giám sát nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển, đặc biệt về đêm;
• Thực hiện báo cáo theo nghĩa vụ khi quan sát thấy băng (yêu cầu của SOLAS);
• Điều chỉnh tốc độ tàu khi đi qua băng tùy theo loại và độ dày của băng;
• Thông báo cho sĩ quan trực buồng máy khi nhiệt độ giảm xuống 00-10C;
• Thu nhận các thông tin từ phương tiện tuần tra băng, các trạm bờ biển, các thông báo quan sát khí tượng cho tàu thuyền, có thể đổi hướng đi để tránh băng;
• Tận dụng các thiết bị hàng hải để hành hải chính xác;
• Đảm bảo mặt boong an toàn cho công việc bình thường của thuyền viên; dọn băng trên boong bằng cách đập vỡ hoặc xúc bỏ;
• Cửa sổ buồng lái chuyển sang sử dụng thiết bị sáy nóng (window heaters).
2. Một số điều cần chú ý khi thời tiết lạnh giá:
1) Cung cấp đủ quần áo ấm cho thuyền viên;
2) Tổ chức và thuyết trình về những gì cần chú ý cho thuyền viên trước khi vào vùng băng:
• Các dấu hiện tồn tại băng;
• Không được phơi mình trong lạnh giá quá mức;
• Cần thay đổi người cảnh giới với thời lượng ngắn hơn bình thường;
• Báo ngay cho thuyền trưởng khi phát hiện băng;
• Thường xuyên chuyển đổi thang tầm xa thích hợp của ra đa;
• Có thể tổ chức kíp trực thứ hai;
• Thu nhận thông tin mới nhất về băng và ghi giới hạn băng lên hải đồ, đồ giải vị trí các núi băng trôi;
• Chuyển sang lái tay cho đến khi đi qua khỏi khu vực băng, thủy thủ lái phải báo ngay cho sĩ quan trực ca khi mất lái;
3) Nhắc Máy trưởng kiểm tra thường xuyên:
• cơ cấu lái;
• Thiết bị hâm nóng cơ cấu lái;
• Kiểm tra độ nhớt dầu thủy lực của các thiết bị;
• Giữ cho bơm phụ (jockey running) chạy liên tục;
4) Yêu cầu tất cả các bộ phận:
• Kiểm tra các thiết bị hàng hải luôn trong tình trạng hoạt động thỏa mãn;
• Kiểm tra đèn hành trình, đèn thám sát, thiết bị phát thanh hiệu;
5) Nhắc Đại phó:
• Kiểm tra ổn tính của tàu, phải luôn đủ ổn định;
• Tầu phải đủ chênh lệch mớn nước để chân vịt chìm đủ trong nước;
• Két ba lát, két nước ngọt, két nước ngọt xuồng cứu sinh không được để đầy tràn, để phòng nước dãn nở;
• Tính toán ảnh hưởng mặt thoáng tự do của các két dầu, nước;
• Tháo bỏ hết nước động trong đường ống cứu hỏa;
• Tháo tất cả các nắp lỗ lù trên boong, đề phòng nước không thoát được;
• Đậy các thiết bị, các bộ phận điều khiển trên boong bằng vải bạt.
• Đảm bảo các cần cẩu không bị đóng băng bằng cách thỉnh thoảng cho chạy/dừng trong thời gian ngắn;
• Chú ý các dây cứu sinh trên boong có thể bị trơn;
Tất cả LSA/FFA phải trong tình trạng thỏa mãn và sẵn sàng sử dụng.

 
III. Những việc cần kiểm tra
1. Trước khi tiến vào vùng băng Thuyền trưởng phải kiểm tra các mục sau đây:
1) Giấy chứng nhận phân cấp xem có ghi chú về băng hay không;
2) Kiểm tra hợp đồng thuê tàu;
3) Các điều khoản bảo hiểm, tiền bảo hiểm có thể cao hơn;
4) Bộ luật về Vùng Cực(*) (IMO) phải có trên tàu;
5) Chỉ thị cho Máy trưởng kiểm tra:
• Hệ thống hâm nóng cho khu vực sinh hoạt, buồng máy lái, cửa sổ buồng lái.
• Độ nhớt của dầu thủy lực của các cần cẩu, tời và máy xuồng cứu sinh, nếu cần phải thay thế;
• Két nhiên liệu của máy phát điện sự cố.
6) Chỉ thị cho Đại phó kiểm tra/bổ sung:
• Quần áo ấm cho thuyền viên;
• Găng tay làm việc;
• Chăn ấm cho thuyền viên;
• Bóng đèn dự trữ cho đèn hành trình;
• Vòi rồng hơi nước;
• Hợp chất làm tan băng;
• Rìu, xẻng.
7) Chỉ thị cho Thuyền phó 2 phải đảm bảo:
• Thiết bị hàng hải phải hoạt động tốt;
• Đủ hải đồ;
• Tập hợp các thông tin có liên quan : giới hạn băng, mùa băng, hàng hải trong băng.
2. Cần chú ý điều gì khi chạy trong vùng băng:
1) Chọn thời gian bắt đầu đi vào vùng băng tốt nhất là ban ngày. Tránh đi vào thời gian ban đêm hoặc trong tầm nhìn xa hạn chế. Nếu buộc phải đi vào vùng băng trong điều kiện ban đêm hoặc tầm nhìn xa kém thì phải chuẩn bị một đèn thám sát ( search light) tốt.
2) Chọn đi phía chắn gió vì ở đó ít bị ảnh hưởng của băng và ít bị tác động của sóng biển.
3) Tiến vào vùng băng với góc độ chính xác, giảm tốc độ;
4) Máy phải luôn sẵn sàng để có thể điều động;
5) Đôi khi phải tăng tốc để duy trì tàu ăn lái, kiểm soát hướng đi, không chạy quá chậm để không bị kẹt băng, nhưng cũng không nên quá nhanh đề phòng va chạm mạnh gây hư hại;
6) Nếu băng luồn phía dưới đáy tàu phải lập tức giảm vòng tua máy;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *